Văn hóa Buyan

Thời kì sa hoàng Nikolay Đệ Nhị nỗ lực trấn áp các lực lượng có tư tưởng cách mạng, thi hào Aleksandr S. Pushkin đã sáng tác sử thi Truyện sa hoàng Saltan để ngụ ý về sự khai phóng. Trong tác phẩm, ông đề xuất đảo Buyan làm một hình mẫu lý tưởng của xã hội cộng hòa, nơi mà nhà cai trị chỉ mang tính tượng trưng và nếu có đăng cơ thì phải được số đông tán thành.

Nền cộng hòa "kiểu Buyan" lấy cần lao tích cực và ý thức trách nhiệm làm phương tiện xác lập quyền dân sự cũng như kiến tạo cộng đồng, qua hình tượng đảo quốc phi chủ nhân và cũng không tồn tại bất cứ lực lượng võ trang nào. Khi có biến, đảo dân chỉ việc ra bờ bể gọi anh hùng Chernomor dẫn theo 32 tráng sĩ kiêu dũng lên bảo vệ, sau đó đoàn khổng nhân về lại đáy bể mà không mưu cầu trả ơn.

Kiểu mẫu Buyan về sau được Lenin áp dụng trong chính sách tân kinh tế và được các chính phủ Tô Liên kế thừa trong các giai đoạn lịch sử khốc liệt cần tới ý thức công dân nhất. Đặc biệt, tại Tô Liên từng có những thành công nhất định trong chính sách nông trang tập thể. Theo tài liệu lưu trữ được công bố thời cải tổ, trong cuộc họp bất thường đảng Bolshevik về việc tái cấu trúc các nước cộng hòa Soviet sau nội chiến thành nước cộng hòa duy nhất, Buyan là một trong những quốc danh được ưu tiên, nhưng sau đó Soviet được chọn vì dễ phát âm hơn.